Chọn được đàn ong giống rồi nên chuyển ngay lúc chập tối về địa điểm nuôi và chọn chỗ đặt tổ ổn định ngay trong đêm. Thời gian vất vả nhất cua nghề nuôi ong là lúc này, thường được gọi là thời kỳ quản lý đàn ong ban đầu. Các việc làm thời kỳ này rất quyết định đến sự phát triển của đàn ong và hiệu quả khai thác maatjong sau này.
Toc
Dù chỉ có một đàn ong hay cả trang trại ong (nhiều đàn) thì cũng phải lần lượt thực hiện các công việc sau đây:
1. Chọn vị trí đặt tổ ong
Vị trí đặt tổ từng tổ ong phải cân nhắc kỹ. Khi đã chót thả ong bay ra rồi, không thể đổi vị trí đặt tổ ong được nữa. Người mới nuôi ong nên nhờ người có kinh nghiệm hơn chọn giúp chỗ đặt cho từng đàn ong một. Nó chung, chỗ đặt ong ong phải đồng thời thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
Dưới bóng mát: Tốt nhất đặt dưới các bóng cây cao có tán rộng (bàng, vải, nhãn, mít, bưởi…). Ở thành phố, ít cây có thể đặt thùng ong tước thềm, trong hiên, tong ban công nhưng chỉ nên đặt từ tầng 2 trở xuống và trành hướng tây và hướng đông bắc (vì có ánh nắng trực tiếp chiếu)
Khô ráo: Tránh nắng còn dễ hơn tránh mưa. Vì thế, mỗi đàn ong nên có sẵn một phên che mưa hay một mảnh ni lông để phủ lên nắp thùng ong khi có mưa bão. Thùng ong cần kê trên một chiếc giá đóng bằng gỗ cao khoảng 30 – 40 cm để tránh nước mưa ở đất bắn lên, đồng thời tránh sự đe dọa của cóc, thằn lằn, thạch sùng, rết và các kẻ thù khác của ong.
Nhiều người nuôi ong còn cẩn thận làm cho mỗi đàn ong một cái lều nhỏ. Công nghệ nuôi ong theo lối công nghiệp, đã thiết kế nhà chứa tổ ong như một toa tàu để kết hợp di chuyển theo nguồn hoa luôn.
Sạch sẽ: Ong mật đòi sự sạch sẽ về môi trường. Vì vậy, chỗ đặt ong phải xa nhà vệ sinh, chuồng gia súc và các chỗ cống rãnh, rác rưởi, hôi hám. Đặc biệt, phải đặt xa bếp (ong sợ khói), xa nguồn sáng hay nguồn tiếng động (như đèn sáng, máy xay xát…).
Chỗ đặt tổ ong rất quan trọng. Đặt ong đúng chỗ đã thành công một nửa rồi. Chỗ đặt không thích hợp, ong ngừng phát triển và chờ cơ hội để bốc bay đi.
2. Cho ong ăn bổ sung
Khi mới về địa điểm mới, ong thợ chưa đi làm được ngay nên cần cho ăn bổ sung.
Đây cũng là phép thử xem ong có chấp nhận tổ đặt ở vị trí mới hay không. Nếu cho ăn bao nhiêu mà ong ăn hết hết liền bấy nhiêu thì đó là dấu hiệu hết sức thuận lợi.
Chăm sóc ong về mùa đông và mùa hè: Trong thiên nhiên, về mùa này thường thiếu nguồn hoa, ta nên cho ong ăn thêm phấn hoa. Thiếu phấn hoa, có thể cho ong ăn lòng đỏ trứng, bột đậu xay mịn, sữa bột đã loại bỏ mỡ hoặc hỗn hợp của các chất ấy. Pha trứng với đường, có thể pha thêm một tỷ lệ nhỏ mật ong, rồi đổ một lớp mỏng vào một khay dẹt để luồn vào đáy tổ lúc chập tối cho ong ăn.
Chăm sóc ong về các mùa xuân và mùa thu: Các thời gian này, phấn hoa nhiều nhưng mật hoa thiếu, cần phải cho ong ăn thêm đường. Chọn loại đường tinh thể vàng hay mật mía mới ép (chưa pha vôi) để cho ong ăn theo tỷ lệ: 1 đường + 1 nước và cách cho ăn như trên. Nên cho ong ăn vài tối liên tiếp. Thậm chí có điều kiện, nên cho ong ăn đến lúc ngăn chứa mật trên cầu vít nắp mới thôi.
Cho ong xây tầng: Vào mùa xuân, với đàn ong mạnh, thường có nhu cầu xây tầng. Dấu hiệu ấy thường bộc lộ ở chỗ, ong thợ xây những lưới mèo (mảnh tầng ong nhỏ) trên thước ong, trên vách ngăn và ở khoảng giữa 2 cầu ong cũ.
Đợi đúng lúc này, dùng lá tầng chân (có bán sẵn) gắn vào khung cầu sao cho: mép trên dính sát vào thanh trên của cầu ong (dùng sáp ong nấu chảy để gắn). Bề mặt còn lại của tầng chân, dùng đầu mỏ hàn nung làm nóng 3 sợi dây thép cho dính chặt với mặt tầng chân.
3. Chống nóng, chống rét cho ong
Ngoài thiên nhiên, mỗi khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi cho sự phát triển, ong mật liền chuyển đến chỗ ở thích hợp hơn. Để tránh tình trạng ấy, ở thùng nuôi, người nuôi ong phải điều chỉnh bằng các biện pháp chống nóng, chống rét để đàn ong nuôi luôn gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển .
a, Kỹ thuật chống nóng
Nuôi ong ở đồng bằng và thành phố về mùa hạ thường thiếu nguồn hoa, thời tiết lại oi bức nên ong chúa thường ngừng đẻ hoặc phát bệnh. Để chống nóng, duy trì nhịp điệu sinh đẻ bình thường của đàn ong, cần lưu ý các mặt sau:
- Chọn chỗ đóng thùng xốp, nhẹ (gỗ thông, gỗ sung, gỗ vả và gỗ nhóm 6 nói chung) và dày từ 15mm đến 20mm (gỗ quá mỏng, quá dày đều không tốt).
- Luôn mở cửa thông hơi ở sau tổ; bỏ thước ong cho không khí lưu thông.
- Quay dần tổ theo hướng Đông hay Đông Anm để đón gió mát.
- Che chắn ánh nắng trực tiếp từ xa chiếu vào tổ ong. Trường hợp không che được, nên phủ phên, rơm rạ và thường xuyên vẩy nước để hạ nhiệt.
b, Kỹ thuật chống rét
Thực hiện về mùa đông, đầu xuân, nhất là ở miền núi. Rét kéo dài làm ong chúa ngừng đẻ. Sau khi trời ấm lên, ong dễ bỏ tổ, bay đi hàng loạt. Để chống rét tốt cần chú ý các mặt sau:
- Rút bớt các cầu ong quá cũ để số lượng ong bám trteen cầu giày hơn (đáng 5 cầu chỉ để 4 cầu; đáng 4 chỉ để 3).
- Vệ sinh thùng ong tốt, đóng cửa thông hơi, dùng mát tít (có thể thay thế bằng đất sét) vít
kín các kẽ hở của đàn ong. Hạn ché mở đàn ong, nhất là buoir sớm, buổi tối và vào những
ngày gió lạnh. - Đặt trước vào khe giữa 2 cầu. Dùng vải bố, mền, giấy báo…phủ chùm từ trên các cầu
ong xuống qua ván ngăn đến giáp đáy thùng ong. Chỗ trống trong thùng ong có thể dùng
rơm sạch lấp đầy - Bên ngoài thùng có thể dùng rơm, rạ, lá khô, cỏ khô tết thành phên phủ các phía, trừ lỗ cửa để ong đi về, tăng cường phủ dày phía thành tổ có gió bắc.
- Tăng cường cho ong ăn, nhất là ở những ngày trời rét đậm kéo dài. Kinh nghiệm cho biết, nếu chống nóng, chống rét tốt, ong chúa sẽ đẻ liên tục, đàn ong luôn luôn ở thế phát triển, phòng nhừa dược các bệnh tật và giảm thiểu hiện tượng ong bốc bay do chuyển mùa.