HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG ONG MẬT BỐC BAY VÀ CHIA ĐÀN

HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG ONG MẬT BỐC BAY VÀ CHIA ĐÀN

Cái khó khăn nhất của nghề nuôi động vật 6 chân (trong đó có ong mật) so với động vật 4 chân (trâu, bò, lợn, chó…) và động vật 2 chân (gà, vịt, ngan, ngỗng…) là không thể dùng dây chạc, dây xích hay chuồng, cũi để giữ chúng ở với người như một “tù nhân” được

Cái khó khăn nhất của nghề nuôi động vật 6 chân (trong đó có ong mật) so với động
vật 4 chân (trâu, bò, lợn, chó…) và động vật 2 chân (gà, vịt, ngan, ngỗng…) là không thể
dùng dây chạc, dây xích hay chuồng, cũi để giữ chúng ở với người như một “tù nhân”
được

HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG ONG MẬT BỐC BAY VÀ CHIA ĐÀN
1. Ong bốc bay

Bốc bay là hiện tượng ong bỏ tổ bay đi. Đây vốn là một bản năng tự nhiên của loài
ong khi thực hiện chuyển vùng để tận thu nguồn phấn mật ngoài thiên nhiên. Vì thế vào
mùa khan hiếm nguồn hoa hoặc khi thời tiết quá lạnh, quá nóng, ong chúa thường ngừng
đẻ. Rất may là hiện tượng này được báo trước trong tập tính cũng như các dấu hiệu trong
bánh tổ:

-Ong bỗng đi làm giảm hẳn, kể cả sáng sớm (với mùa hạ) và buổi trưa (với mùa đông)
– Quan sát kỹ các con ong thợ ra vào tổ thấy cơ thể chúng không gầy đi mà mọng đầy
mật.

– Trên bánh tổ không còn trứng hay ấu trùng. Nhộng còn ít hay không còn. Ong chúa cơ

thể nhỏ, bụng ngắn và bò rất nhanh nhẹn.
– Bánh tổ khô mật, thiếu phấn nên rất nhẹ, thường có hiện tượng sâu phá tầng đục thành
các đường ngang dọc trong bánh tổ.

– Nhấc cầu ong lên, thấy ong thợ chạy toán loạn. Sau đó, chúng thường bám quyện với
nhau thành một khối ở phía dưới cầu hay ở thành tổ. Khi xuất hiện tình trạng này là đàn
ong sắp sửa bốc bay.
Bốc bay thường xảy ra vào khoảng 8 – 9 giờ sáng trở đi, nhất là kèm theo các hiện
tượng thay đổi thời tiết như đang rất lạnh bỗng có một ngày ấm; đang gió mùa đông bắc,
bỗng có ngày gió đông nam..v..v

 
Khi bắt đầu bốc bay, ong thợ tranh cướp nhau bay vọt ra khỏi tổ một cách vội vã
và ngày càng nhanh. Trên bầu trời, chúng bay đan chéo vào nhau tạo thành một đám như
mây, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc sang đông, lúc sang tây. Cứ như thế, ong thợ cuốn
ong chúa bay theo. Sau đó, chúng tụ tập, bám vào một cành cây nào đó cách tổ cũ vài
chục mét.

Gặp trường hợp này, có 2 cách xử lý:
Dùng tay bới bắt ong chúa rồi bỏ vào lồng chúa: Lồng chúa mua sẵn hoặc đan bằng tre
như cái giỏ nhưng nhỏ chỉ bằng thân chiếc bút máy. Nhốt ong chúa ở trong lồng chúa rồi
đưa treo giữa 2 bánh cầu của tổ cũ. Đàn ong sẽ dần dần tìm về tổ. Ban đêm mở lồng thả
ong chúa ra.
Rũ cả đàn ong vào một bao dứa rồi chờ đến tối rũ lại vào tổ:Động tác làm phải rất nhẹ
nhàng để đề phòng dễ làm chết ong chúa.
Khi bắt về theo cách này thường chỉ ngay ngày hôm sau, ong lại bốc bay tiếp.

 
Để giữ ong
ở lại, cần phải rút một cầu có trứng nhộng và ấu trùng ở đàn ong khỏe đưa sang và đêm
đó phải cho chúng ăn bổ sung ngay bằng xi-rô đường pha theo tỷ lệ quy định. Tổ ong mới
bắt về, có thể đặt ở vị trí khác. Vì sau mỗi lần bốc bay như thế, ong quên hẳn vị trí đặt tổ
cũ. 
 
Nhưng, cách tốt nhất vẫn là chủ động phòng chống ong bốc bay. Muốn vậy, phải
kiểm tra ong thường xuyên. Nếu thấy ong mắc bệnh phải cho chúng uống thuốc kháng
sinh. Nếu thiếu trứng, nhộng phải bổ sung cầu trứng nhộng lấy ở đàn ong chúa đẻ bình
thường sang. Đôi khi chỉ chớm mắc bệnh (thường là bệnh thối ấu trùng) hay xuất hiện các
dịch hại (kiến, thạch sùng, rết, gián, chuột…) cũng đủ kích động đàn ong bốc bay đi rồi.v

2. Ong chia đàn

Hiện tượng này thường xảy ra ở những đàn ong mạnh có từ 4 – 5 cầu trở lên.
Đàn ong đông quân, không bị bệnh tật, đi làm khỏe nhưng quá chật chội nên chúng
thường xây hàng loạt mũ chúa mới ( thường từ 5 – 7 cái trở lên) để chuẩn bị chia đàn.
Giáp ngày chúa mới ra đời, đàn ong bắt đầu chia đàn. Ong cũng bay như đám mây,
chúa cũ bay theo, rồi bám vào một chỗ. Chỉ khác là khi chia đàn, ong chỉ bay ra đúng nửa
đàn. Nửa đàn còn lại vẫn sinh hoạt bình thường như “không có gì xảy ra”. Ta bắt đàn ongbay ra này về, giống như trường hợp bốc bay.

 
Nhưng bắt gọn cả đàn và rút ra một nửa số
cầu của đàn cũ để rũ ong vào đó, thành lập một đàn mới.
Đàn ong mới có thể đặt ở vị trí khác. Ở đàn cũ , chúa mới sẽ ra đời, bay đi thụ tinh.
Nếu có kết quả, nó sẽ trở thành một đàn hoàn chỉnh. Người nuôi ong lợi dụng ngay cơ hội
chia đàn để nhân đàn. 
 
Nhưng hiện tượng chia đàn thường xảy ra đúng vào thời kỳ có nguồn hoa mạnh,
tức thời kỳ thu mật. Nhiều khi nhân được đàn nhưng lại tổn thất sản lượng mật, do đó
người nuôi ong phải chủ động chống chia đàn bằng các cách dưới đây:
-Thường xuyên mở rộng đàn ong bằng cách cho ong xây cầu mới.
– Đối với ong từ thùng nhỏ (chứa ít cầu) sang thùng lớn (chứa được nhiều cầu hơn).- Thấy có dấu hiệu xây lỗ ong đực (lỗ to hơn lỗ ong thợ và xây ở mép hay ở phái dưới
bánh tổ) hay thấy ong xây cơi miệng mũ chúa thì lập tức nên quay mật triệt để, nhằm kìm
hãm quá trình chuẩn bị chia đàn lại.

– Thấy có mũ chúa rồi, nên chủ động cắt bỏ đi. Nếu để đến thời kỳ xây mũ chúa, đẻ ấu
chúa là đã quá muộn. Có hủy mũ chúa này, chúng lại xây liền ngay mũ chúa khác. Đàn
ong không chịu đi làm và mật ong do đó không thu được. Ở tình trạng này tốt nhất ta nên
cho chúng chia đàn tự nhiên để được 2 đàn. Khi các đàn thành viên đã có chúa đầy đủ rồi
thì chúng mới tích cực đi kiếm mật.

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255