XỬ LÝ TÌNH TRẠNG BẤT THƯỜNG Ở ĐÀN ONG

XỬ LÝ TÌNH TRẠNG BẤT THƯỜNG Ở ĐÀN ONG

Thời kỳ khai thác mật ong là thời kỳ đàn ong phát triển thuận lợi nhất. Nhưng do con người can thiệp vào đàn ong quá nhiều (trong các thao tác quay mật) nên đàn ong cũng dễ dẫn đến tình trạng bất thường

Nếu không được xử lý kịp thời, dễ dẫn đến việc
tan đàn. Người mới nuôi ong càng dễ gặp phải các sai phạn này và làm đàn ong đang tốt
bỗng suy giảm nhanh chóng, có khi chúng bỏ tổ bốc bay đi mất.


Sau đây là các tình trạng bất thường hay gặp:


1. Đàn ong mất chúa

Ong chúa bỗng nhiên mất do các nguyên nhân sau:

-Khi rũ ong quay mật, ong chúa rơi ra ngoài tổ rồi bị nhện bắt, kiens cắn hay gà mổ ăn
mất.

– Các thao tác, dỡ, lắp cầu ra vào tổ, vô tình đè phải,làm ong chúa chết bẹp.

– Rũ ong để sót chúa trên cầu, khi quay mật chúa mới văng ra và bị chết đuối trong thùng
mật.

– Ngay động tác rũ ong quá mạnh cũng làm cho chúa đang mùa đẻ (bụng to, dài và mọng)
có thể chết vì chấn thương.
Chúa mất khoảng từ 30 phút đến 2 giờ là cả đàn ong sẽ biết và có những biểu hiện sau
đây:

-Ong thợ bay sục sạo tìm chúa: Chúng bay là là trên mặt đất tìm kiếm; bay vòng đi vòng
lại phía trước, phía sau tổ; bay soi xung quanh tường, xung quanh thân cây, kể cả xung
quanh người. Việc bay tìm kiếm kéo dài hàng giờ, ở những đàn mạnh có khi xảy ra suốt
cả ngày.

– Ong đi làm (lấy mật, lấy phấn) kém hẳn đi: Các ong thợ không bay đi kiếm mật mà bám
tản mát thành từng đàm ở vách thùng, vách nắp ngăn, nắp tổ.

– Kiểm tra cầu ong: Chỉ hai, ba ngày sau trong lỗ tổ không còn thấy trứng ong mới đẻ
(trứng nằm ngay sát đáy). Đồng thời ong thợ xây các mũ chúa “cấp tạo”lung tung từ các
ấu trùng bình thường ở mép dưới cầu, có khi xây nối dài thành “vòi mũ” ngay ở giữa cầu
ong. Dấu hiệu ong thợ xây mũ chúa “cấp tạo” là dấu hiệu cuối cùng và chắc chắn vầ tình
trạng ong chúa đã mất.

Ong chúa
Ong chúa


*Cách xử lý
Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, người nuôi ong phải khẩn trương xử lý bằng các biện pháp
sau:

-Đưa vào đàn ong một ong chúa dự trữ hay một ong chúa thải loại của đàn khác để tạm ổn
định đàn ong.

– Nếu có sẵn mũ chúa ở đàn khác (đàn đang ở tình trạng chia đàn) thì ta gắn vào đàn mất
chúa một mũ chúa sắp nở. Mũ chúa cũng có thể xin từ trại ong khác ở xa về nhưng phải
giữ trong túi ngực cho ấm, tránh va chạm và phải vận chuyển về thật nhanh chóng. Có mũ
chúa, đàn ong sẽ ổn định dần và ít lâu sau sẽ có một chúa trẻ hơn ra đời.

– Nếu các cơ hội trên không thể thực hiện được thì đành phải lợi dụng vào chúa “cấp tạo”.
Muốn vậy, người nuôi ong phải chủ động chọn lọc mũ chúa ấy theo cách sau:

+Hủy tất cả mũ chúa vít nắp sớm, chỉ để lại các mũ chúa vít nắp muộn nhất. Mũ chúa vít
nắp sớm đã bồi dưỡng từ những ấy trùng ong thợ nhiều ngày tuổi nên kém chất lượng.

+Trong số các mũ vít nắp muộn để lại, ta chọn một lần nữa để giữ lại mũ chúa to, mập, và
thẳng.

-Có thể tạo ra mũ chúa nhân tạo bằng cách bỏ ấu trùng ở mũ chúa cấp tạo đi, di ấu trùng 1
ngày tuổi (ở đàn khác) sang cho ong thợ ở đàn mất chúa nuôi. Cách này phức tạp với
người mới nuôi ong nên cũng không khuyến khích.

– Ong chúa cấp tạo nói chung là không tốt nhưng có thể giúp đàn ong ổn định tạm thời,
tiếp tục cho khai thác mật ong. Sau này, khi có cơ hội, sẽ thay ong chúa đó bằng một ong
chúa có chất lượng.

– Cuối cùng, nếu các cách xử lý trên đều không có hiệu quả thì chỉ còn cách di chuyển dần
đàn ong mất chúa tới gần đàn ong khác để nhập với đàn ong đó.


2. Ong ăn cắp mật của nhau

Hiện tượng này thường xảy ra khi nuôi nhiều đàn ong hoặc đàn ong nuôi đặt gần trại ong
của hàng xóm. Tuy thế, cũng chỉ gặp sau khi quay mật, nhất là vào thời kì cuối nguồn hoa
hoặc mở đàn ong kiểm tra giữa lúc đang khan hiếm nguồn hoa. Hiện tượng ăn cắp mật
thường thể hiện ở tình trạng đàn ong khỏe, đông quân, kéo vào lấy trộm mật của đàn ong
yếu hơn. Đàn ong yếu phản ứng thường theo hai cách:

-Co cụm lại vào một số cầu đông quân, chừa lại một số cầu mật cho đàn khỏe tự do đến
lấy.
-Ngoan cường chống lại đàn khỏe. Cả hai đàn đều thiệt quân. Cuối cùng, thất bại bao giờ
cũng thuộc về đàn yếu. Đôi khi, cả ong chúa cũng bị cắn chết luôn.
Sự đánh nhau giữa hai đàn có thể kinh động đến các đàn khác, làm cả trại ong lôi cuốn
vào “cuộc chiến”, gây tổn thất không chỉ ở phạm vi hai đàn ong đó mà thôi.


*Cách xử lý

Gặp tình trạng trên, cần nhanh chóng khép hẹp cửa đàn ong bị ăn cắp mật lại, ngậm nước
phun lên các đám ong cắn nhau, vẩy nhẹ ít dầu hỏa xung quanh tổ gặp nạn. Nếu tình hình
cứ tiếp diễn, cần theo dõi xem đàn nào đến cướp mật để khép hẳn cửa tổ đàn đó lại, còn
đàn bị cướp mật có thể tạm xoay hướng đi 180 độ.
Để đề phòng nạn cướp mật xảy ra, nên tránh để hai đàn ong mạnh và yếu ở gần
nhau.

 
Khi nguồn mật trong thiên nhiên đã cạn kiệt, tránh khai thác quá mức. Nếu có khai
thác, cũng chỉ quay tỉa một nửa số cầu và nên lần lượt quay từ đàn cuối gió đến đàn đầu
gió, từ đàn nhỏ đến đàn lớn. 
 
Vào thời kỳ khan hiếm nguồn mật. Nếu kiểm tra ong cũng nên chọn lúc chiều tối
và khi lặng gió. Ở liên bang Nga, người ta có kinh nghiệm, lấy những mảnh gương vỡ đặt
trước thềm các tổ ong yếu. Bằng cách này, cũng xua đuổi được ong đàn khác đến ăn cắp
mậ
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255