Đặt đàn ong gần cây nguồn mật khoảng từ 300 – 700 m càng tốt không nên đặt xa quá 1.200 m
Tầm bay đi lấy phấn có hiệu quả của: ong ngoại 2.000 m, còn của ong nội là dưới 1.000 m
Đặt đàn ong gần cây nguồn mật khoảng từ 300 – 700 m càng tốt không nên đặt xa quá 1.200 m
Tầm bay đi lấy phấn có hiệu quả của: ong ngoại 2.000 m, còn của ong nội là dưới 1.000 m
Đặt cách xa các trại ong khác khoảng 2 km.
Một trại nuôi ong nên đặt khoảng 50 – 60 đàn là tốt nhất, tuy nhiên để tiện bảo vệ, quản lý chăm sóc đàn ong có thể đặt 100 – 200 đàn.
Lưu ý: Khi đặt càng nhiều đàn tại một chỗ thì năng suất mật giảm đi và việc chi phí thức ăn sẽ lớn lên
- Chỗ đặt ong bằng phẳng, khô ráo tiện đường giao thông
- Gần nguồn nước sạch để ong lấy nước, nhưng tránh đặt sát ao hồ lớn
- Đặt nơi về mùa hè có bóng râm che mát, mùa đông không bị gió lạnh thổi
- Không bị ngập lụt vào mùa mưa.
- Không đặt thùng ong gần chuồng gia súc, nhà vệ sinh
- Không đặt thùng ong gần nơi có khói bếp, kho thuốc trừ sâu
- Không đặt thùng ong ở nơi nhiều nắng
- Không đặt thùng ong chỗ chật hẹp, nhiều đàn đặt gần nhau
- An toàn, không bị mất trộm nhiều người nuôi ong chọn vườn có tường rào bảo vệ cao che chắc chắn. Tuy nhiên nhiều người nuôi ong chuyên nghiệp phải đặt ong ở rừng cao su hoặc khu đất trống thì thường làm lán để trông ong.
2. Bố trí đàn ong
Đối với ong nội:
Nếu nuôi một vài đàn thì đặt các thùng ong cách nhau trên 2m ngay trong vườn nhà, có giá đỡ hay cọc cao 40 – 50 cm.
Không nên đặt thành hàng thẳng mà bố trí quanh gốc cây, vì đặt theo hàng thẳng ong nội hay vào nhầm tổ, chúa tơ giao phối hay bị mất. Ong nội nuôi tại thành phố có thể đặt ở ban công, trên gác thượng
Cửa thùng quay về nhiều hướng nhưng mùa hè tránh hướng Tây, mùa đông tránh hướng Bắc, phía trước cửa tổ phải quang đãng.
Đối với ong ngoại đặt ong theo các cách sau:
Xếp ong theo hàng một, đàn cách đàn 1m, hàng cách hàng 2m
Để tránh đàn ong trôi dạt có thể bố trí đàn ong theo hình tròn, chữ U, nhóm 4 đàn 1 hoặc hình lượn sóng